Mr. Tùng was born on October 8th, 1931 in Huế, Vietnam, to Mr. Hoàng Phi Ưng and Mrs. Hoàng Thị Diệu Kha. He was a caring person who was looked up to by his younger brother, numerous younger cousins, and friends.
At 2 years of age, he lost his father and was raised by a dedicated single mother with limited means. Despite many obstacles, he excelled in schools, doing odd jobs to support himself, and upon graduation became a surgeon for the Army of the Republic of Vietnam (ARVN).
He served his country honorably, advancing in ranks, and eventually became Commander in Chief of Phan Thanh Giản Military Hospital at the rank of lieutenant colonel, the position he held to the end of the Vietnam War.
Two significant events occurred at Phan Thanh Giản Hospital under his watch:
The first was an unprecedented operation to remove an unexploded M79 grenade bullet from deep in the eye socket of First Class Private Lê V. Mậu. He, with the aid of Captain Lê Hữu Lộc, donned bullet proof vest and helmet to meticulously and dexterously remove the bullet; this event was hailed a heroic success and reported in newspapers.
The second major event occurred just right before South Vietnam fell to the communist North Vietnam. In the chaotic last days of the war, some heroic generals decided to stay behind instead of fleeing, among them generals Nguyển Khoa Nam and Lê Văn Hưng, who took their lives. Doctor Tùng and his colleagues saw to it that the brave generals were buried properly, according to proper military ceremony, before the communists took over.
Upon the fall of South Vietnam, he was sent to a so-called re-education camp in Sơn La, North Vietnam. After his release, he again served his local community in Cần Thơ as a physician – working at Đa Khoa Hospital and running a clinic at his residence. He was a beloved figure in Cần Thơ.
During this time he also arranged for his wife, Mrs. Hà Thị Phong, and his three children to flee Vietnam through several attempts. He was the last in the family to come to the United States; it was no ordinary journey, since he had to care for his elderly mother, who had suffered a stroke years before and was bed-bound, along the way. He dedicated the first part of his time in the U.S. whole-heartedly caring for his mother until her passing.
He enjoyed tennis, reading, travelling, conversing with friends, and participating in activities of local Vietnamese organizations.
He will be dearly missed.
Bác sĩ Hoàng Như Tùng đã tạ thế trong an bình ở Houston, Texas, vào ngày 14 tháng 6 năm 2021, bên cạnh những người thân yêu, vợ, bà Hà Thị Phong, các con Hoàng Như Cương, Hoàng Diễm Thi, Hoàng Như Lăng, cùng những người hôn phối và các cháu.
Mồ côi cha từ nhỏ và trong tình thương và sự chăm sóc của mẹ, ông đã vượt qua nhiều trở lực thời thơ ấu, để theo học và tốt nghiệp Y Khoa Đại Học Đường Sài Gòn, rồi trở thành phẫu thuật viên-chíến binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Cho đến cuối cuộc chiến tranh, ông là trung tá chỉ huy trưởng Quân Y Viện Phan Thanh Giản Cần Thơ và là liên đoàn phó Liên Đoàn 74 Quân Y của miền tây Việt Nam. Sau cuôc chiến tranh và sau những năm tháng trong trại tù chính trị ở miền bắc, ông trở về nam, vẫn tiếp tục nghề y, chăm sóc bệnh nhân ở Bệnh Viện Đa Khoa Cần Thơ.
Ông là một người con hiếu thảo, chăm sóc mẹ già tận tình trong những năm yếu bệnh cuối đời của bà. Một người chồng rất mực yêu quý vợ, một người cha thương con vô vàn. Một người có tấm lòng rộng rãi độ lượng với con cháu.
Ông là một người sống tận tình với cuộc đời, sống với lòng can đảm. Ngày cuối cuộc chiến tranh, trong hoàn cảnh hỗn loạn khi đất nước đã mất, tại quân y viện của ông, bất chấp hiểm nghèo cho chính mình, ông đã chu đáo lo tang sự cho Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn 4, vừa tuẫn tiết, với đầy đủ nghi thức quân cách. Như một quân y sĩ thuộc cấp của ông đã nói về ông trong niềm kính ngưỡng, chỉ có ông mới quyết định cho đơn vị làm lễ hạ kỳ tại quân y viện khi những người bên kia chiến tuyến đã vào thành phố, và mặc niệm vị tướng, vì theo ông đó là bổn phận của người đơn vị trưởng và của một quân nhân.
Cũng với tài ba và lòng can đảm, đầu thập niên 70, giữa dòng cuộc chiến khói lửa đau thương, ông đã cùng một bác sĩ phụ tá, bất chấp hiểm nghèo mổ lấy đi một đầu đạn M79 chưa nổ cắm sâu trong hốc mắt của một thương binh. Người lính được cứu sống, và ông được đất nước ân tặng Nhân Dũng Bội Tinh cho lòng can đảm.
Ông ra đi để lại niềm kính yêu và tiếc nhớ cho tất cả những ai đã sống với ông và biết về ông.
SHARE OBITUARY
v.1.8.18