Hien Tran’s Obituary
Hien Vi Tran, father, grandfather, great-grandfather, and loving husband of 69 years to Chi Tran (Vuong Kim Dinh), passed away on January 24th, 2023 in Milpitas, California.
Born on June 6, 1933, in Saigon, Vietnam. Hien grew up in Nha Trang, attended elementary school in Vietnamese language, middle school in Chinese, and high school in French. When he graduated from Le Lycee Franco-Chinois, he was able to speak 4 languages fluently: Vietnamese, Chinese (several dialects), French, and English.
Hien met his future wife, Chi Tran (Vuong Kim Dinh), when he was in Hai Phong, north VN to help with his dad’s fabrics store. She, who was also in the fabrics business, was checking out his store, a potential competitor or supplier. Love struck and they later wedded. They fled to Nha Trang in 1954 when Vietnam was divided and the north became a communist part.
They started building their family life and career in the office supply/bookstore business in Nha Trang in 1955 when their first child was born. Mr. Tran went on to become a successful businessman in Nha Trang in bidding and providing office supplies to government offices. He was also very generous and benevolent with friends and others, to such a degree that his wife would sometimes frown upon him.
After the fall of south Vietnam in 1975, his business was stopped, and the family asset was in trouble of being seized by the communist. In 1978, he arranged an escape for his family from Vietnam by boat, but unfortunately was set up by the boat owner and the whole family went to jail, losing everything in their possession. He was imprisoned in a re-education camp for almost a year. When he was released, he and his family paid with borrowed money to flee by boat to the Hong Kong refugee camp, and later to the United States through the sponsorship of his brother-in-law Quy Dinh Vuong and the United Methodist Church of Red Bank, NJ. Hien and his family were very thankful for their continuous support during their time of first settling in the United States and later.
He worked hard to provide for his family. When first arriving in the United States, he would take on any job, from bussing tables/washing dishes at a restaurant, to other manual labor jobs. As the family car broke down often, he had to bike home from work; fell into a ditch in the cold rain one night, but was still able to pick a pretty wildflower through hard rain splashing on his face, to give to his loving wife waiting at home with hot dinner and comforting smiles.
He was a devoted, dependable father who took care of his family through hard times as well as good times, providing his children with advice, motivation, and encouragement. He was always there when his children needed him, taking care of them when one of his children was diagnosed with cancer, or when any of his grandchildren was gravely sick.
Hien also was a very dedicated worker. The owner of the last company he worked for so many years before his retirement, Mr. Schildge, always praised him for his work ethic.
Hien was very gracious of Mr. and Mrs. Schildge's warm deep friendship, and often recounted fondly his VN trip made with his wife and Mr. and Mrs. Schildge in 2007.
He and his wife moved to Milpitas, California in 2010 to enjoy the moderate weather, and to be close to most of his children who also live there.
He is survived by his wife Chi Tran (Vuong Kim Dinh), their eight children and spouses, 1 adopted daughter, 22 grandchildren, 4 great-grandchildren, his sisters Linh My Tran, and Mai Ngoc Quang, his brother Nhon Di Tran, and numerous nieces, nephews, in-laws, their families, all of whom were precious to him.
His passing left a big void in his wife’s and his children's hearts and lives. They can never again hear his singing of a cute and funny song that he created for his children, “Old Man and His White Pig”, or another song “Silly Little Girl” that they heard so many times during their childhood. Who will from now on, explain all the hard old style Vietnamese words that to them his explanation was so easy to understand and to remember.
But his children promise to keep his spirit alive, by remember his words, his advice, his encouragement, his love for them, practice them, and to pass them on to the next generations. In a way, he is still alive through them for generations to come.
In lieu of flowers, the family asks that you please make a donation to the United Methodist Church of Red Bank, 247 Broad St, Red Bank, NJ 07701, http://www.umcredbank.org/
Please click on ‘ADD MEMORY’ to share condolences, or to share memories that you might have with Mr. Tran in his life time.
________________________________________
Hien Tran’s cáo phó và tiểu sử
Chồng, cha, ông nội, ông ngoại của chúng tôi, ông Trần vĩ Hiền sinh ngày 6 tháng sáu năm 1933 (Quý Dậu) tại Sài gòn, Việt nam, đã qua đời vào ngày 24 tháng giêng năm 2023 (Quý Mão) tại Milpitas, California, USA.
Ba lớn lên tại thành phố Nha trang. Tại đây, ba đã học trường tiểu học tiếng việt, trường trung học tiếng tàu Khai Minh. Sau đó ba vô Sài gòn để học trường pháp Lycee Franco-Chinois. Lúc ba lấy bằng tú tài tại trường này, ba có thể nói bốn thứ tiếng lưu loát: tiếng việt, tiếng tàu (quảng đông và quan thoại), tiếng Pháp, và tiếng Anh.
Sau đó ba ra Hải phòng để giúp buôn bán cho tiệm vải của ông nội. Tại đây ba đã gặp má, người vợ tương lai của ba, người đã sát cánh bên ba cả 69 năm cho tới khi ba nhắm mắt lìa đời. Ba tình cờ gặp má khi má cũng là người bán vải, đi xem tiệm vải của ba. Hai người cưới nhau năm 1954, và cùng nhau di cư vào nam khi chia đôi đất nước.
Ba vô lập nghiệp ở Nha trang và sau đó năm 1955 thì đứa con gái đầu lòng chào đời. Sau đó cứ một hai năm lại thêm một đứa con nữa ra đời. Tổng cộng ba có 8 người con. ba trở thành một người thương gia giỏi, tháo vát, thành công trong công việc đấu thầu cung cấp văn phòng phẩm cho các văn phòng chính phủ. ba cũng là một người rất phóng khoáng, rộng lượng, mạnh thường quân về tiền bạc, hết lòng giúp đỡ bạn bè, hội đoàn; nhiều khi hơi quá độ đến nỗi má cũng phải nhăn mày.
Sau khi miền Nam Việt nam bị thất thủ vào tháng 4 năm 1975, cửa hàng bị đóng thuế siêu ngạch nặng nề, nhà cửa bị tịch thu. Năm 1978, ba tìm đường để cả gia đình đi vượt biên. Nhưng đau đớn thay, bị chủ ghe gài bẩy, cả nhà phải vô tù, tiền của mất hết. Gia đình từ từ lần lượt được thả ra, nhưng ba phải ở trại tù cải tạo gần một năm mới được ra sau khi má đã mượn tiền chạy chọt. Ba và má mượn tiền bạn bè để được đi bán chính thức bằng tàu qua Hồng Kông vào tháng 7 năm 1979. Sau đó được người anh vợ ở Mỹ, bác Vương đình Quỳ, bảo lảnh qua hội đoàn nhà thờ United Methodist Church của thành phố Red Bank, NJ, cả nhà mình được đi định cư ở Mỹ vào tháng 4 năm 1980. Cả gia đình mình đều rất nhớ ơn gia đình bác Quỳ và những người của nhà thờ đã giúp đỡ cho mình thật nhiều trong những ngày đầu chân ướt chân ráo tới Mỹ.
Ba chăm chỉ làm ăn để nuôi sống gia đình, cho các con có thể chuyên tâm học hành. Trong những ngày đầu tới Mỹ, ba đã không ngại việc nặng nhọc nào cả, từ việc chạy bồi bàn, rửa chén cho một nhà hàng nhỏ, cho tới làm nhũng việc chân tay nặng nhọc trong một hãng ráp nối. Có nhiều khi cái xe hơi cũ rích của ba bị hư, ba phải đạp xe đạp đi làm xa. Có một tối nọ, trời mưa tầm tả, sau việc làm, ba đạp xe về nhà. Trên đường về, vì đường trơn và những hạt mưa đập mạnh vào mặt, ba đã choáng váng ngã sóng soài vô một cái hố bên đường. Nhưng ba không nản chí, lồm cồm bò dậy, không quên hái một cánh hoa dại đẹp mọc bên lề đường, tiếp tục đạp xe để đem về tặng người vợ thân yêu ở nhà đang chờ chồng về ăn cơm khuya.
Ba là một người cha rất tận tâm, cả đời tận tụy lo cho đời sống các con được hạnh phúc. Ba đã cho chúng con những lời khuyên, những lời khuyến khích, thúc đẩy khi các con còn nhỏ và ngay cả khi chúng con đã lớn khôn. Ba và má đã dựng vợ gả chồng cho 8 đứa con, và có rất nhiều cháu chắc khi ba qua đời. Ba và má luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ các con, nhiều khi dọn xuống ở vài tháng, cả năm khi con hay cháu bị bệnh hiểm nghèo.
Ba là một người làm việc rất chăm chỉ, tận tụy, đáng tin cậy. Ngay cả người chủ nhân của công ty ba làm nhiều năm cho tới khi ba về hưu, ông Schildge đã không hết lời ca ngợi ông như vậy.
Ba rất là cảm ơn ông bà Schildge đã cho ba và má một tình bạn rất là đầm ấm, thân thiết. Ba luôn nhớ về cuộc du lịch Việt Nam của ba má với ông bà Schildge, có rất nhiều kỷ niệm thật là vui vẻ, thân yêu.
Năm 2010, ba và má dọn đến ở Milpitas, CA, để được hưởng khí hậu điều hoà ở đây, và được gần các con của ba má, và gần các bạn thân từ hồi xa xưa ở Nha trang cũng đã đến định cư ở Cali.
Ba ra đi để lại má, 8 chúng con và vợ chồng của chúng con, 1 dưỡng nữ, 22 đứa cháu nội ngoại, 6 đứa chắt nội ngoại, em gái Trần mỹ Linh, em trai Trần di Nhơn, em gái họ Quang ngọc Mai và họ hàng thân quyến của ba.
Sự ra đi của ba đã để lại sự thương tiếc, một khoảng trống trong tim và trong đời sống má và chúng con. Chúng con sẽ không bao giờ được nghe ba kể chuyện ngày xưa, nghe ba hát bài ‘Ông già nuôi con heo trắng’ thật dí dỏm, ngộ nghĩnh mà ba đã đặt ra, hay bài ‘Cô bé ngu’ mà ba thường hát cho chúng con khi còn bé. Ai sẽ giải thích những danh từ hán việt khó hiểu mà chỉ có ba giải thích là dễ hiểu dễ nhớ.
Nhưng ba ơi, chúng con xin hứa sẽ luôn nhớ và thực hiện những lời dạy quý báu của ba, và đem những lời đó truyền dạy lại cho các con, các cháu của chúng con. Có như vậy thì chúng con vẫn giữ được tinh thần ba mãi trong đời sống của chúng con.
________________________________________
Quý vị có thể chia buồn, hay chia sẽ những kỷ niệm vui buồn mà quý vị đã có với ông Trần Vĩ Hiền bằng cách bấm vào nút ‘ADD A MEMORY’.
SHARE OBITUARY
v.1.8.18